ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH - CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Thứ năm - 18/07/2024 23:59 108 0
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH - CON ĐƯỜNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Đoàn quân khởi đầu một huyền thoại
Hiệp Định Gieneve năm 1954 tạm thời chia cắt đất nước ta làm hai miền. Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời giữ vai trò hậu phương cho tiền tuyến miền Nam chiến đấu, giành lại chính quyền đang đặt dưới sự kiểm soát của ngụy quyền và đế quốc Mỹ. Yêu cầu ngày càng cao của mặt trận miền Nam đặt ra đòi hỏi bức thiết về một tuyến vận chuyển đảm bảo được nhân lực, vật lực cho tiền tuyến.
Con đường mòn xuyên dãy Trường Sơn đã được sử dụng từ thời kháng chiến chống Pháp. Những chuyến xe thồ, những gùi lương thực, đạn dược đã theo con đường nhỏ hẹp này tỏa ra các mặt trận từ Bắc đến Nam, tuy nhiên không thể đáp ứng được sự chi viện cho cách mạng miền Nam đang ngày càng lớn mạnh.
Trước tình hình mới, ngày 19/5/1959 - trùng với ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định thành lập “Đoàn công tác đặc biệt”, biên chế bước đầu là 500 cán bộ, chiến sĩ chịu trách nhiệm xây dựng tuyến chi viện chiến lược, chuyển nhân lực, vật lực từ miền Bắc vào phục vụ cách mạng miền Nam, cũng như cách mạng Lào và Campuchia.
Ra đời tháng 5/1959, Đoàn được mang phiên hiệu Đoàn 559. Con đường được khai sinh đúng ngày sinh của Bác, nên được mang tên đường Hồ Chí Minh. Từ đây, đường Trường Sơn được mang tên “Đường Hồ Chí Minh”, bắt đầu đi vào lịch sử như một huyền thoại sống về ý chí và trí tuệ, bản lĩnh của quân-dân Việt Nam.
Con đường của ý chí và tình đoàn kết hữu nghị
Đoàn 559 có nhiệm vụ vừa vận chuyển, vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, đoàn thậm chí còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng. Sau 3 tháng mở đường với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên vượt Trường Sơn được chính thức bàn giao cho chiến trường Trị Thiên. Đây là dấu mốc có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam, vì mỗi khẩu súng, viên đạn đến với chiến trường là thể hiện “ý Đảng”, “lòng dân”, là tình cảm của Bác Hồ kính yêu, của nhân dân miền Bắc gửi tới đồng bào, chiến sĩ miền Nam ruột thịt.
Cũng từ đó, đường Hồ Chí Minh trở thành tuyến vận tải chiến lược không thể chia cắt của quân đội ta. Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe bò. Đến tháng 12/1961, xe cơ giới bắt đầu được đưa vào phục vụ và tăng lên nhanh chóng. Về sau, ta còn lợi dụng dòng chảy của các con sông để vận chuyển hàng hóa, bằng cách thả trôi từ đầu nguồn, rồi dựng rào, lưới ở cuối nguồn để thu về.
Với khẩu hiệu "Đánh địch mà tiến, mở đường mà đi", trong 16 năm (1959-1975), những chiến sỹ bộ đội Trường Sơn đã không ngừng củng cố, mở rộng con đường, kết thành mạng lưới giao thông liên hoàn, thành “xương sống” ở bán đảo Đông Dương. Khi cuộc chiến kết thúc, tuyến chi viện chiến lượng này (cả Đông và Tây Trường Sơn) đã đi qua 20 tỉnh thuộc cả 3 nước, với 216 con đường, dài tổng cộng hơn 20.000 km tỏa ra các chiến trường cả ở Việt Nam, Lào và Campuchia, tạo nên một hệ thống liên hoàn bền vững. Nhân dân các dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trên tuyến đường hành lang đi qua đã tự nguyện dời bản, chuyển nhà, góp phần xây dựng, bảo vệ con đường trong suốt những năm chiến tranh. Trong gần 6.000 ngày đêm, đường Hồ Chí Minh đã vận chuyển hơn một triệu tấn hàng hóa vũ khí, hơn hai triệu lượt người cho các chiến trường, góp phần quyết định thực hiện thành công chiến lược: giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Với ta, đường Hồ Chí Minh là công trình giao thông có ý nghĩa sống còn, là mạch máu nối liền hai miền Nam-Bắc.
Đối với kẻ thù, đó là mũi tên khoan thẳng vào lòng địch, khiến chúng khiếp sợ và tìm mọi cách tàn phá. Đường Hồ Chí Minh đã trở thành chiến trường thử nghiệm chiến lược “chiến tranh ngăn chặn”, “chiến tranh bóp nghẹt” của nền khoa học-công nghệ cao Hoa Kỳ. Trong hơn 10 năm, hàng trăm lượt máy bay Mỹ đã rải hàng triệu lít chất độc hóa học dọc tuyến hành lang vận chuyển. Trong 8 triệu tấn bom Mỹ mà Việt Nam phải hứng chịu, gần 4 triệu tấn được rải xuống nhằm phá đường, phá xe, hủy diệt mọi sự sống trên cung đường này.
Tuy nhiên, điều làm đế quốc Mỹ bất lực là đường Hồ Chí Minh không những không bị cắt đứt, mà ngày càng trở nên tinh vi và hoàn thiện hơn. Người Mỹ coi những sự đau khổ của họ “bắt nguồn chủ yếu từ con đường mòn bất khả xâm phạm này”, và Quân đội Hoa Kỳ phải thừa nhận, đường Trường Sơn là "một trong những thành tựu vĩ đại của nền kỹ thuật quân sự ở thế kỷ 20”.
Viết tiếp trang sử mới
Chiến tranh kết thúc, nhưng sứ mệnh của đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã và đang được các thế hệ sau viết tiếp. Trên những tấm bia trắng ngút ngàn của Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, hơn 1 vạn hài cốt trong tổng số hơn 2 vạn cán bộ các chiến sỹ, thanh niên xung phong năm xưa ngã xuống trên chiến trường Trường Sơn đã được quy tập về đây, để ngàn đời sau tri ân, tưởng nhớ.
Và cũng trên tuyến đường này, các công trình mới đang được xây dựng, cải tạo, nhằm biến đường Hồ Chí Minh thành một mạch xương sống mới, mang sứ mạng mới của thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước. Nghị quyết số 38 của Quốc hội đã quyết định xây dựng đường Hồ Chí Minh thành công trình trọng điểm quốc gia với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km, kéo dài từ Pác Bó (Cao Bằng) đến tận Đất Mũi Cà Mau.
Hiện nay, đường Hồ Chí Minh là một công trình có tính chiến lược quan trọng, tạo sự liên thông, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông thông suốt Bắc – Trung – Nam; tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội; góp phần bảo đảm phòng thủ biên giới, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng của đất nước.
Có thể là hình ảnh về bãi để gỗ
Có thể là hình ảnh về 5 người
Có thể là hình ảnh về 6 người
Có thể là hình ảnh về đài kỷ niệm, đền thờ, đường phố và đường
 

Nguồn tin: Facebook: Bản tin Tân Lợi - Hớn Quản:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay3,144
  • Tháng hiện tại66,103
  • Tổng lượt truy cập991,011
dvcqgian
dvc bp
hu hq
qlvb hq
face book
face tu hao bp
Văn bản mới

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

69/KH-UBND

Kế hoạch Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn huyện Hớn Quản năm 2024

lượt xem: 21 | lượt tải:14

288/TB-UBND

Thông báo lấy ý kiến về hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Hớn Quản

lượt xem: 16 | lượt tải:19

287/TB-UBND

Thông báo về việc công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Hớn Quản

lượt xem: 14 | lượt tải:37

244/QĐ-UBND

Quyết định Về việc công nhận quy ước khu dân cư ấp Sóc Trào A

lượt xem: 40 | lượt tải:26

243/QĐ-UBND

Quyết định Về việc công nhận quy ước khu dân cư ấp Sóc Lết

lượt xem: 38 | lượt tải:21
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây